Available courses

Thiết bị may
Trung tâm PTSP&HTDN

1. Thông tin chung về học phần 

1.1. Tên học phần: Thiết bị may  

1.2. Mã số: 611280 

1.3. Khối lượng: 3TC (2 Lý thuyết + 1 Thực hành).

1.4. Thời gian đối với các hoạt động dạy học:

        Hoạt động dạy học

Thời gian

Giờ giảng trên lớp

Thực hành/Thí nghiệm

Tự học, tự nghiên cứu

Tổng

Tiết/Giờ thực hiện

30

30

75

135

1.5. Học phần: Thiết bị may (bắt buộc)

1.6. Điều kiện học phần:

- Học phần tiên quyết: Không

- Học phần song hành: Cơ khí đại cương, Vật liệu may, Thực hành may cơ bản

1.7. Đối tượng tham dự: Áp dụng từ năm học 2025 – 2026 đối với sinh viên ngành Công nghệ may K23 (nhập học năm 2024) trở đi.

1.8. Địa chỉ khoa/bộ môn phụ trách học phần: Khoa Công nghệ May & Thời trang/ Trung tâm Phát triển sản phẩm & Hợp tác doanh nghiệp

2. Mô tả học phần

Học phần Thiết bị may là học phần cơ sở ngành trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ may. Học phần giới thiệu khái quát chung về thiết bị may công nghiệp như: khái niệm, vai trò, phân loại thiết bị, các mũi may cơ bản, các cơ cấu chuyển động trong thiết bị may công nghiệp. Giới thiệu thông số kỹ thuật, cấu tạo chung, phạm vi sử dụng, quy trình vận hành và hiệu chỉnh một số máy may cơ bản, máy may chuyên dùng, thiết bị kiểm tra vải, trải vải, cắt vải, thiết bị là, ép, hoàn thiện, cữ gá.

Học phần gồm 10 bài lý thuyết và 06 bài thực hành

Học phần này là cơ sở để học các học phần tiếp theo trong chương trình đào tạo ngành công nghệ may như: Thực hành may cơ bản, Thiết kế và may hoàn chỉnh sản phẩm áo sơ mi, quần âu, jacket, Công nghệ sản xuất sản phẩm may, Chuẩn bị sản xuất…

3. Mục tiêu của học phần (Course objectives; viết tắt là COs)

Học phần này trang bị cho người học:

Kiến thức:

CO1: Khái quát chung về thiết bị may công nghiệp như khái niệm, vai trò, phân loại thiết bị may công nghiệp, các dạng mũi may, các cơ cấu chuyển động trong thiết bị may công nghiệp

CO2: Trình bày thông số kỹ thuật, cấu tạo chung, quy trình vận hành, phạm vi sử dụng của máy may cơ bản, máy may chuyên dùng, thiết bị kiểm tra vải, trải vải, cắt vải, là – ép, hoàn thiện sản phẩm, cữ, gá.

Kỹ năng:

CO3: Vận dụng các dạng mũi may cơ bản, các loại thiết bị trong may công nghiệp phù hợp với từng loại vật liệu, từng loại sản phẩm

CO4: Vận hành, hiệu chỉnh, khắc phục được một số dạng hỏng thông thường trong thiết bị may công nghiệp.

Thái độ:

CO5: An toàn cẩn thận khi thực hành/thực tập trong xưởng thiết bị; Kỷ luật, tuân thủ quy trình vận hành thiết bị; Chăm chỉ, tỉ mỉ, nỗ lực, và sáng tạo trong học tập và nghiên cứu; Biết chấp nhận các quan điểm khác nhau và sẵn sàng làm việc với mọi người, hoàn thiện bản thân.

4. Chuẩn đầu ra của học phần (Course learning outcomes; viết tắt là CLOs)

Mục tiêu HP

CĐR của HP

Nội dụng CĐR của học phần

(Hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có khả năng)

CĐR của CTĐT

 

Kiến thức

 

CO1

CLO1

Trình bày được khái niệm, vai trò và phân loại về  thiết bị may công nghiệp, định nghĩa, đặc tính và pham vi ứng dụng của các dạng mũi may.

PLO 3

CLO2

Trình bày được khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu được áp dụng trong thiết bị may công nghiệp

PLO 3

CO2

CLO3

Trình bày được các thông số kỹ thuật, cấu tạo, phạm vi sử dụng, quy trình vận hành của thiết bị may cơ năng, thiết bị may điện tử

PLO 3

CLO4

Trình bày được các thông số kỹ thuật, cấu tạo, phạm vi sử dụng, quy trình vận hành của thiết bị may lập trình

PLO 3

CLO5

Trình bày được cấu tạo, quy trình vận hành, phạm vi sử dụng của thiết bị kiểm tra vải, trải vải, cắt vải

PLO 3

CLO6

Trình bày được cấu tạo chung, quy trình vận hành, phạm vi sử dụng thiết bị là, ép, hoàn thiện

PLO 3

CLO7

Trình bày được khái niệm và phân loại cữ, gá may sản phẩm áo sơ mi, quần âu, jacket…

PLO 3

 

Kỹ năng

 

 

CO3

 

CLO8

Vận dụng được các mũi may cơ bản phù hợp với các loại vật liệu may

PLO 11

CLO9

Vận dụng các thiết bị may phù hợp với các loại sản phẩm may

PLO 11

 

 

 

CO4

 

CLO10

Vận hành, hiệu chỉnh được máy may một kim thắt nút

PLO 11

CLO11

Vận hành, hiệu chỉnh được máy may vắt sổ

PLO 11

CLO12

Vận hành, hiệu chỉnh được máy may thùa khuyết

PLO 11

CLO13

Vận hành, hiệu chỉnh được máy may đính cúc

PLO 11

CLO14

Vận hành, hiệu chỉnh được máy cắt

PLO 11

CLO15

Vận hành, hiệu chỉnh được thiết bị là

PLO 11

 

Mức tự chủ và trách nhiệm

 

CO5

CLO16

Có ý thức thực hành/thực tập trong xưởng thiết bị đảm bảo an toàn, tuân thủ các kỷ luật, quy trình vận hành thiết bị

PLO 17

CLO17

Có ý tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tư duy, khả năng quan sát, tác phong công nghiệp

PLO 18

5. Mức độ đóng góp của học phần cho chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (0=Không đóng góp; 1=Đóng góp thấp; 2=Đóng góp Trung bình; 3=Đóng góp cao)

Mã HP

Tên HP

Mức độ đóng góp của học phần cho CĐR của CTĐT

611280

Thiết bị may

PLO 3

PLO 11

PLO 17

PLO 18

2

3

3

3

TÂM LÝ HỌC KỸ THUẬT - THẦY HỢP
BM Sư phạm Kỹ thuật

Học phần Tâm lý học Kỹ thuật cung cấp kiến thức về sự tương tác giữa con người và các hệ thống kỹ thuật, nhằm tối ưu hóa hiệu suất, an toàn và trải nghiệm người dùng. Nội dung học phần bao gồm các khái niệm cơ bản về tâm lý học, tâm lý học kỹ thuật, công thái học, yếu tố con người trong thiết kế kỹ thuật, cũng như các phương pháp nghiên cứu hành vi người dùng.

Sinh viên sẽ được tìm hiểu về cách con người xử lý thông tin, ra quyết định, chú ý và ghi nhớ trong môi trường kỹ thuật. Học phần cũng tập trung vào thiết kế giao diện người-máy, tối ưu hóa sản phẩm, môi trường làm việc và giảm thiểu lỗi thao tác.

Ứng dụng thực tế của tâm lý học kỹ thuật rất rộng, từ thiết kế bảng điều khiển ô tô, giao diện phần mềm, hệ thống cảnh báo trong y tế, đến tối ưu hóa không gian làm việc. Qua học phần này, sinh viên không chỉ nâng cao kiến thức kỹ thuật mà còn phát triển tư duy thiết kế lấy con người làm trung tâm, mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ, sản xuất và nghiên cứu phát triển

Kinh tế lượng
Kinh tế

        Học phần Kinh tế lượng cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy, cách phân tích đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế của mô hình. Học phần còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dụng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.